1. Giới thiệu về Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đòi hỏi sự năng động và năng lực thực hành nghề, bao gồm: quá trình quản lý và điều hành du lịch, phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết phát sinh, thiết kế các chương trình du lịch, bán và tổ chức kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Thế mạnh của người học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành khi ra trường là khả năng tác nghiệp cụ thể các hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vực lữ hành (hướng dẫn du lịch, quản trị sự kiện, quản trị nhân lực du lịch, quản trị kinh doanh, điều hành du lịch,..).
2. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo trình độ đại học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, chuyên ngành Quản trị lữ hành và chuyên ngành Hướng dẫn du lịch, có những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động:
+ Kiến thức tổng quát về kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến dịch vụ du lịch, lữ hành và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Quản trị lữ hành (CN1) và Hướng dẫn du lịch (CN2).
+ Thành thạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp, ứng xử và giải quyết tốt các vấn đề thuộc lĩnh vực Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nội địa và quốc tế; có năng lực nghiên cứu khoa học du lịch để áp dụng vào thực tiễn; có năng lực tư duy phản biện tốt và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; tinh thần trách nhiệm cao, tuân thủ các quy định của pháp luật, hòa đồng với tập thể.
3. Cơ hội nghề nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ và lữ hành, người học người học có thể đảm nhiệm các công việc cụ thể như:
+ Hướng dẫn viên du lịch, thiết kế tour, tổ chức sự kiện, hội nghị;
+ Chuyên viên kinh doanh, phát triển các dịch vụ du lịch, khách sạn;
+ Giám đốc điều hành, tổ trưởng bộ phận, quản lý bộ phận lập kế hoạch, điều phối nhân sự;
+ Giảng dạy về Quản trị khách sạn, du lịch.
- Người học có thể làm việc và nắm bắt cơ hội thăng tiến tại:
+ Các doanh nghiệp, công ty du lịch, lữ hành trên cả nước;
+ Các khu du lịch, nghỉ dưỡng; Khu vui chơi, giải trí;
+ Các công ty tổ chức sự kiện, truyền thông về du lịch;
+ Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề có đào tạo Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
+ Bộ phận du lịch ở các sở, ban, ngành.
+ Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu các chuyên ngành khác về lĩnh vực du lịch; Học cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nhận các học vị như thạc sĩ, tiến sĩ ngành Quản trị dịch vụ du lịch - lữ hành, Du lịch học, Kinh tế, Quản trị kinh doanh và một số ngành gần khác.
4. Các môn học và tố chất phù hợp với ngành
Theo học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức về nhiều lĩnh vực như: Tổng quan du lịch, Địa lý du lịch Việt Nam, Quản trị du lịch MICE, Quản trị sự kiện du lịch, Kinh tế du lịch, Marketing du lịch, Quản trị lữ hành, Tâm lý du khách và giao tiếp du lịch, các kỹ năng nghiệp vụ về Hướng dẫn du lịch, Thiết kế và điều hành tour.
Đối với chuyên ngành Hướng dẫn du lịch, sinh viên được trang bị thêm các kiến thức về Lịch sử Việt Nam, Văn hóa du lịch, Tín ngưỡng và tôn giáo, Kiến trúc và mỹ thuật truyền thống,… cùng các nghiệp vụ về Nghệ thuật thuyết trình, Hoạt náo trong du lịch, Hướng dẫn du lịch chuyên đề và các kỹ năng mềm cần thiết khác nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của nghề hướng dẫn du lịch.
Đối với chuyên ngành Quản trị lữ hành, sinh viên được trang bị thêm các kiến thức về Dịch vụ bổ sung trong du lịch, Lễ tân du lịch, Quy hoạch du lịch, Quản trị điểm đến du lịch, Tiền tệ và thanh toán quốc tế, Đàm phán và ký kết hợp đồng lữ hành…
Để học tập và thành công trong ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, bạn cần hội tụ những tố chất, kỹ năng sau đây:
+ Sự yêu thích, lòng say mê khám phá những vùng đất;
+ Tính năng động, vui vẻ;
+ Khả năng ăn nói, ngoại giao tốt;
+ Trình độ ngoại ngữ thành thạo;
+ Sức khỏe dẻo dai;
+ Chấp nhận công tác dài và đi xa;
+ Có kiến thức và kỹ năng tốt;
+ Chuyên môn nghề nghiệp sâu rộng;
+ Luôn biết học hỏi và tìm tòi các kiến thức về văn hóa, xã hội, lịch sử;
+ Tự xây dựng hình ảnh tốt đẹp của mình với đối tác, khách hàng.
5. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp bậc THPT
- Trường tổ chức các đợt xét tuyển cho đến khi đủ chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022.
- Chỉ tiêu xét tuyển:
+ Chuyên Ngành Quản trị lữ hành: 100
+ Chuyên Ngành Hướng dẫn du lịch: 100
6. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT (học bạ THPT)
- Xét từ kết quả học tập bậc THPT: xét tuyển 05 học kỳ (02 học kỳ năm lớp 10, 02 học kỳ năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12)
- Trường tổ chức các đợt xét tuyển cho đến khi đủ chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022
- Chỉ tiêu xét tuyển:
+ Chuyên Ngành Quản trị lữ hành: 50
+ Chuyên Ngành Hướng dẫn du lịch: 50
7. Nguyên tắc xét tuyển:
Lấy điểm xét tuyển từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.
Với những hình thức này, thí sinh cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm có:
- Thí sinh nộp lệ phí xét tuyển/nguyện vọng xét tuyển/hồ sơ (quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT), theo địa chỉ nêu trên. Khi đóng lệ phí xét tuyển, thí sinh cần ghi rõ: số báo danh, họ và tên thí sinh, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, nội dung đóng lệ phí xét tuyển ngành, chuyên ngành cụ thể.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn